Phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em

(Cập nhật: 09:00 22/05/2024)

Tai nạn thương tích là khó tránh khỏi trong cuộc sống hằng ngày. Điều quan trọng là biết cách xử lý kịp thời, điều trị hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu những di chứng có thể xảy ra.

Ngày 8/5/2024, Bệnh viện ĐKKV Cẩm Phả tiếp nhận bệnh nhi D.Đ.M.K (2 tuổi, trú tại P.Cẩm Phú, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh) vào viện trong tình trạng có vết thương ở cổ tay phải dài 3x1cm, bờ sắc gọn, hạn chế gấp cổ tay phải, đau và chảy máu nhiều. Gia đình cho biết, bệnh nhi bị mảnh kính cắt vào tay.

Bệnh nhân được chuyển vào phòng phẫu thuật. Khảo sát cho thấy, vết thương sắc gọn, kích thước khoảng 03 cm, sâu sát xương: Đứt hoàn toàn gân gấp cổ tay quay, gân gan tay dài, gân gấp ngón cái dài, gân gấp nông - gấp sâu ngón 2, gân gấp nông-gấp sâu ngón 3, thần kinh giữa.

Vết thương của bệnh nhi trước khi phẫu thuật

Các bác sĩ gồm BS.CKI Bùi Trung Hiếu - Khoa ngoại, BS.CKII Đỗ Ngọc Lâm - Trưởng khoa Phẫu thuật - Gây mê Hồi sức cùng ekip đã tiến hành xử lý vết thương, khâu nối các gân, kiểm tra vận động các ngón tay, khâu phục hồi giải phẫu, băng ép và đặt nẹp cố định cẳng bàn tay phải.

Các bác sĩ phẫu thuật nối gân cho bệnh nhi

Phẫu thuật nối nhiều gân gấp cổ tay trên bệnh nhi 2 tuổi đòi hỏi kỹ thuật chuyên sâu, đảm bảo nối gân chính xác, hiệu quả, hạn chế dính gân sau phẫu thuật. Trẻ 2 tuổi có thể gặp các nguy cơ khi gây mê toàn thân như co thắt thanh quản, co thắt khí phế quản, trào ngược dạ dày… Do đó, BS.CKII Đỗ Ngọc Lâm - Trưởng khoa Phẫu thuật - Gây mê Hồi sức đã lựa chọn phương pháp gây mê bốc hơi và gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường trên đòn dưới hướng dẫn của siêu âm. Bệnh nhi an toàn trong suốt quá trình phẫu thuật nối thần kinh và gân.

Bác sĩ hướng dẫn người thân hỗ trợ tập luyện cho bệnh nhi.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân hồi phục nhanh và đã ra viện. Gia đình được hướng dẫn chăm sóc vết thương, tập luyện sớm cho bệnh nhi và tái khám định kỳ.

Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo, gia đình có trẻ nhỏ nên hết sức chú ý tới các hoạt động vui chơi của trẻ, hướng dẫn cho trẻ em hiểu và nhận biết những nơi nguy hiểm, vật nguy hiểm để phòng tránh tai nạn thương tích. Ngay khi tai nạn xảy ra, trẻ cần biết cách tìm sự trợ giúp, tùy theo mức độ tổn thương mà xử trí tình huống sơ cứu, cấp cứu. Tốt nhất, hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế để được sơ cấp cứu đúng cách, hạn chế di chứng cả về sức khỏe và tâm lý sau này.

 

Khi có trường hợp tai nạn thương tích, hãy liên hệ với bác sỹ của chúng tôi để được tư vấn, hướng dẫn sơ cứu và vận chuyển người bệnh đến Bệnh viện an toàn.

1. BS.CKII Phạm Công Đoàn - Trưởng khoa Ngoại (SĐT: 0989321707)

2. BS.CKI Bùi Trung Hiếu - Khoa Ngoại (SĐT: 0943667667)

Tin tức liên quan

  • Video clip
  • Sở y tế Quảng Ninh
  • fgfghf
  • vcv
Hãy nhập mã xác nhận:

  • Liên kết web
    • Sở y tế Quảng Ninh
    • bệnh viện tỉnh
    • bãi cháy
    • sản nhi
    • lao phổi
    • y cổ truyền
    • chức năng
    • cdc
    • lão khoa
    • dfd