CẢNH BÁO: PHÒNG NGỪA TAI NẠN NGÃ Ở TRẺ EM

(Cập nhật: 10:54 05/09/2024)

Cuối tháng 8 vừa qua, các bác sĩ khoa Ngoại của Bệnh viện ĐKKV Cẩm Phả đã tiếp nhận điều trị bệnh nhân P.A.D (nam, 57 tháng tuổi) với chẩn đoán gãy hở độ 1 đầu dưới 2 xương cẳng tay trái.

Nguyên nhân là do bệnh nhân bị ngã từ độ cao 1,5m xuống đất, chống tay xuống nền cứng. Sau khi ngã, bệnh nhân đau nhiều, cẳng tay trái sưng nề, gập góc 1/3 dưới, có vết thương mặt trong đầu dưới cẳng tay trái kích thước khoảng 0,5 cm, rỉ máu.

Kíp bác sĩ ngoại khoa gồm BS.CKI.Lý Văn Bằng, BS. Leo Văn Sáng, BS. Nguyễn Minh Đức, và bác sĩ gây mê CKII.Đỗ Ngọc Lâm đã thực hiện ca phẫu thuật kết hợp xương trên màn hình tăng sáng, thực hiện nắn chỉnh ổ gãy 2 xương cẳng tay trái dưới hướng dẫn màn tăng sáng, cố định ổ gãy xương quay bằng 02 đinh kirschner, cố định ổ gãy xương trụ bằng 01 đinh kirscchner.

Trong phẫu thuật, trẻ được gây mê đường tĩnh mạch kết hợp với gây tê đám rối thần kinh cánh tay dưới hướng dẫn của siêu âm để làm giảm đau trước, trong và sau phẫu thuật. Đây là phương pháp giảm đau tiên tiến, áp dụng rất hiệu quả cho các bệnh nhân thực hiện phẫu thuật kết hợp xương, đặc biệt giảm thiểu nhiều rủi ro cho bệnh nhân là trẻ em.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân tiếp tục được bó bột. Ngày 04/09/2024, bệnh nhân D được ra viện. Dự kiến, bệnh nhân tái khám và rút đinh sau 4 tuần.

Hiện nay phương pháp phẫu thuật kết hợp qua màn hình tăng sáng là phương pháp tối ưu, hiện đang được thực hiện thường quy tại khoa Ngoại, Bệnh viện ĐKKV Cẩm Phả. Các bác sĩ đã áp dụng thường quy kỹ thuật này vào điều trị các chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc các chấn thương hay gặp tạo điều kiện cho người dân được lựa chọn các phương pháp điều trị hiện đại, hiệu quả, dịch vụ y tế chất lượng cao với chi phí hợp lý, cải thiện chất lượng cuộc sống, rút ngắn thời gian nằm viện và nhanh chóng hồi phục.

---

Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo gia đình và nhà trường cần chú ý phòng chống tai nạn ngã cho trẻ em, nhất là đối với trẻ còn nhỏ.

Trẻ nhỏ thường  hiếu động, chạy nhảy, leo trèo… nên dễ bị ngã. Có trường hợp trẻ chỉ bị xây xát nhẹ ngoài da và không gây hậu quả gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp trẻ bị chấn thương rất nặng nề do tai nạn ngã như chấn thương sọ não, gãy xương tay, gãy xương chân…

Khi trẻ bị ngã, người lớn cần biết sơ cấp cứu đúng cách để hạn chế tối đa gia tăng tổn thương cho trẻ. Hãy quan sát, tìm hiểu nguyên nhân gây cho trẻ ngã để có cách xử lý thích hợp. Nếu chấn thương nhẹ như bầm, tím, xây sát da thì phải rửa bằng nước sạch, sát trùng và băng lại. Nếu chấn thương nặng như gãy xương, chảy máu … thì phải cố định xương và cầm máu bằng cách băng ép sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.

Để phòng ngừa tai nạn ngã ở trẻ em cũng như những hậu quả nghiêm trọng do ngã gây ra, người lớn và những người chăm sóc trẻ nên chú ý thực hiện những điều sau đây:

Thường xuyên nhắc nhở trẻ không chạy nhảy, nô đùa, xô đẩy nhau khi ở nhà, ở trường, trên đường đi học, đi chơi;

Dạy trẻ không được leo trèo: trèo cây, trèo tường, cột điện, cầu thang...

Đảm bảo các bậc thềm, bậc cầu thang không trơn trượt, không quá dốc, quá hẹp. Luôn giữ sàn nhà, nhà tắm, sân khô ráo không trơn trượt, không mấp mô lồi lõm.

Cha mẹ cần cảnh giác, cẩn trọng và nhận thức các nguy cơ có thể gây ra tai nạn cho các thành viên trong gia đình, nhất là trẻ nhỏ, để những tai nạn thương tích có thể xảy ra.

Tin tức liên quan

  • Video clip
  • Sở y tế Quảng Ninh
  • fgfghf
  • vcv
Hãy nhập mã xác nhận:

  • Liên kết web
    • Sở y tế Quảng Ninh
    • bệnh viện tỉnh
    • bãi cháy
    • sản nhi
    • lao phổi
    • y cổ truyền
    • chức năng
    • cdc
    • lão khoa
    • dfd