Hiệu quả tích cực từ mô hình “Bác sĩ dùng chung” tại Bệnh viện ĐKKV Cẩm Phả.

(Cập nhật: 08:41 29/08/2024)

Vào 21h35p ngày 20/08/2024, Bệnh viện ĐKKV Cẩm Phả tiếp nhận bệnh nhân D.Q.A (nam, 15 tuổi, trú tại Đông Xá, Vân Đồn, Quảng Ninh) bị tai nạn giao thông (xe máy - xe máy), ngã đập vùng ngực, bụng, đầu xuống nền cứng và được người dân đưa vào Bệnh viện để cấp cứu.

Hệ thống báo động đỏ toàn viện được kích hoạt; kíp trực đã nhanh chóng khám toàn trạng, hồi sức tích cực chống sốc: Thiết lập nhiều đường truyền để bù dịch, bù máu, giảm đau, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm… Đồng thời, bệnh nhân nhanh chóng được làm các xét nghiệm cấp cứu về huyết học, chẩn đoán hình ảnh, chụp CT Scanner bụng, hàm mặt, sọ não. Thực hiện hội chẩn toàn Bệnh viện thống nhất chẩn đoán: Sốc đa chấn thương nặng: Chấn thương bụng kín (vỡ gan độ V, vỡ nát các phân thuỳ VI,VII,VIII), tổn thương mạch cuống gan, ngập máu trong ổ bụng; chấn thương thận độ III; dập phổi 2 bên, tràn khí màng phổi trái; gãy xương mũi phải, theo dõi chấn thương sọ não kín…nguy cơ tử vong rất cao. Ngay lập tức, hội chẩn liên viện với chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh dược triển khai, 2 Bên cùng thống nhất với chẩn đoán của Bệnh viện và có chỉ định mổ cấp cứu tối khẩn, chỉ có duy nhất là phẫu thuật ngay và tại chỗ sớm nhất, nhanh nhất mới có thể cứu được tính mạng người bệnh. Bệnh nhân được chuyển ngay lên phòng mổ để tiếp tục hồi sức tích cực sẵn sàng cho ca phẫu thuật. Chỉ khoảng 30 phút sau hội chẩn liên viện, các chuyên gia của Bệnh viện đa khoa tỉnh đã có mặt tại Bệnh viện ĐKKV Cẩm Phả để thực hiện ca phẫu thuật.

Kíp phẫu thuật gồm BS.CKII Phạm Việt Hùng (Trưởng khoa Ngoại - Bệnh viện ĐK tỉnh Quảng Ninh), BS.CKI Bùi Văn Dũng (Khoa Ngoại - Bệnh viện ĐK Tỉnh Quảng Ninh), BS.CKI Phan Văn Đức, BS.CKI Lý Văn Bằng (Khoa Ngoại - Bệnh viện ĐKKV Cẩm Phả), BS.CKII Đỗ Ngọc Lâm (Trưởng Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức), BS.CKI Nguyễn Đức Mạnh (Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức).

Các bác sĩ phẫu thuật cắt gan, cắt túi mật .. cho bệnh nhân

Các bác sĩ đã phẫu thuật đã cắt toàn bộ gan phải (đây là kỹ thuật rất khó, chuyên môn rất cao, phải làm rất nhanh và chính xác…thì mới cầm được máu), khâu tĩnh mạch trên gan, cắt túi mật, dẫn lưu đường mật ra da, dân lưu ổ bụng; các tổn thương khác tại thận, phổi, xương sườn…được chỉ định điều trị nội khoa bảo tồn. Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân đã truyền 09 đơn vị máu nhóm O và 12 đơn vị huyết tương. Ca phẫu thuật thành công. Bệnh nhân ổn định, được chuyển về khoa Hồi sức tích cực - Chống độc - Thận nhân tạo để tiếp tục điều trị và theo các nguy cơ biến chứng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh đặc biệt là biến chứng về rối loạn động máu, suy gan, thấm mật…sau cuộc đại phẫu thuật cấp cứu cắt toàn bộ gan phải bị dập nát, truyền máu số lượng lớn. Sau 2 ngày thở máy bệnh nhân đã cai được máy thở, tỉnh, tiếp xúc được, toàn trạng trạng được cải thiện tốt dần lên;…, các chỉ số về huyết động, đông máu, chức năng gan, thận… dần được kiểm soát và hồi phục. Hiện nay, nguy cơ biến chứng lớn nhất về thấm mật phúc mạc vẫn đang được các bác sỹ của 2 Bệnh viện phối hợp điều trị.

BN D.Q.A ngày thứ 8 sau phẫu thuật.

Ngay sau khi ca phẫu thuật thành công, BS.CKII Phạm Việt Hùng - Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện ĐK tỉnh Quảng Ninh cho biết: "Đây là ca bệnh tối cấp cứu, tổn thương vô cùng nặng nếu chuyển tuyến thì bệnh nhân sẽ tử vong ngay trên đường vận chuyển và hầu hết ca phẫu thuật như thế này có tỷ lệ tử vong rất cao ngay trên bàn mổ kể cả phẫu thuật tại bệnh viện tuyến trên. Rất may mắn, bệnh nhân D.Q.A đã được các thầy thuốc Bệnh viện ĐKKV Cẩm Phả có năng lực chuyên môn tốt đã cấp cứu khẩn trương, hồi sức tích cực, chẩn đoán nhanh và chính xác… và hội chẩn liên viện thống nhất phương pháp xử lý. Đặc biệt, các thầy thuốc ở đây đã tiên lượng ca phẫu thuật cắt gan sẽ mất rất nhiều máu nên việc chủ động chuẩn bị mọi điều kiện tối ưu cho ca phẫu thuật, có sẵn số lượng máu, huyết tương rất lớn góp phần cho ca phẫu thuật thành công. Tuy nhiên, đây mới chỉ là thành công bước đầu và bệnh nhân vẫn có nguy cơ tử vong sau phẫu thuật do các biến chứng nặng không thể tránh khỏi sau cắt toàn bộ gan phải như rối loạn đông máu, do suy gan, do thấm mật… và trong thời gian tới bệnh nhân có thể vẫn phải có thêm lần phẫu thuật tiếp theo. Trước mắt, ngay sau phẫu thuật cần phải điều trị tại Bệnh viện ĐKKV Cẩm Phả và chuyển lên Bệnh viện đa khoa tỉnh khi cần thiết và khi đã an toàn trong quá trình vận chuyển. Chúng tôi đánh giá rất cao về năng lực chuyên môn cấp cứu, hồi sức tích cực, gây mê trong phẫu thuật và công tác chuẩn bị… của đội ngũ CBYT Bệnh viện ĐKKV Cẩm Phả đã giúp cho phẫu thuật viên thực hiện thành công ca mổ này".

BS.CKII Đỗ Huy Đính, Phó Giám đốc Bệnh viện đánh giá: "Đây là ca bệnh tối cấp cứu. Bệnh nhân sốc mất máu trên nền đa chấn thương phức tạp, nặng. Kíp trực đã kết nối hội chẩn toàn viện và liên liên, xử trí cấp cứu khẩn trương, đúng hướng, thực hiện phẫu thuật và truyền máu liên tục, an toàn... đã giúp người bệnh vượt qua thời điểm nguy hiểm tới tính mạng. Và cũng rất may mắn cho bệnh nhân, do những ngày trước Bệnh viện hết máu dự trữ để cấp cứu và Bệnh viện đã phải kêu gọi hiến máu tình nguyện, thu nhận được 20 đơn vị máu (có 13 đơn vị máu của CBYT Bệnh viện; 07 đơn vị máu của người dân Cẩm Phả) sau khi được Bệnh viện Đa khoa tỉnh sàng lọc đảm đảm máu an toàn và nhận về kho dự trữ của Bệnh viện lúc chiều thì đến đêm đã sử dụng ngay cho bệnh nhân này với số lượng lớn; đến nay, bênh nhân đã được truyền tổng cộng 13 đơn vị máu và 16 đơn vị huyết tương. Qua ca bệnh này, một lần nữa khẳng định chủ trương sử dụng nhân lực chất lượng cao dùng chung của ngành y tế Quảng Ninh đã và đang mang lại hiệu quả cao. Trong mọi trường hợp đều có thể hội chẩn trực tiếp, huy động bác sĩ chuyên môn giỏi từ tuyến trên xuống, cùng với đội ngũ y bác sĩ tại chỗ, phẫu thuật ngay tại đơn vị, cứu sống người bệnh".

---------------------------

Từ năm 2017, ngành Y tế Quảng Ninh đã triển khai mô hình “Bác sĩ dùng chung” nhằm khai thác tối đa cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc ở tuyến cơ sở đã được đầu tư và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ giỏi, chuyên môn tốt từ các đơn vị y tế tuyến đầu, tạo thuận lợi nhất cho người dân được sử dụng dịch vụ y tế tốt ngay tại địa phương, góp phần giảm tải cho tuyến trên và giảm chi phí trong quá trình khám, chữa bệnh của người bệnh và gia đình người bệnh; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong toàn ngành. Đến nay, mô hình này vẫn tiếp tục phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tuyến huyện của tỉnh Quảng 

Tin tức liên quan

  • Video clip
  • Sở y tế Quảng Ninh
  • fgfghf
  • vcv
Hãy nhập mã xác nhận:

  • Liên kết web
    • Sở y tế Quảng Ninh
    • bệnh viện tỉnh
    • bãi cháy
    • sản nhi
    • lao phổi
    • y cổ truyền
    • chức năng
    • cdc
    • lão khoa
    • dfd