PHỐI HỢP LIÊN KHOA CẤP CỨU THÀNH CÔNG BỆNH NHÂN VẾT THƯƠNG THẤU NGỰC

(Cập nhật: 09:51 29/07/2024)

Vào 4h20 phút sáng ngày 24/07/2024, Bệnh viện ĐKKV Cẩm Phả tiếp nhận bệnh nhân Hoàng Thanh T (39 tuổi, quê ở Tuyên Quang) trong tình trạng đau ngực khó thở. Bệnh nhân có dị vật là thanh sắt dài 12cm xuyên vào lồng ngực trái.

Qua kiểm tra, bệnh nhân tuy có chỉ số sinh tồn ổn định nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cao từ vết thương lồng ngực. Kíp trực nhanh chóng hội chẩn với bác sĩ ngoại koa, gây mê hồi sức,.. vừa đảm bảo hô hấp tuần hoàn, vừa nhanh chóng làm các xét nghiệm, chụp CT ngực chẩn đoán.

Kết quả chụp Ctscaner cho thấy, dị vật tăng tỉ trọng dạng kim khí phần mềm thành ngực trước bên trái, một đầu tự do, một đầu xuyên qua da ngang mức cung trước xương sườn 5 và cách màng tim 7mm.

Bệnh nhân lập tức được chuyển lên khoa Phẫu thuật thực hiện chỉ định phẫu thuật cấp cứu lấy dị vật..

Trong phẫu thuật, khi bộc lộ vết thương, các bác sĩ nhận thấy, đầu nhọn thanh sắt đã đâm xuyên vào trung thất, ngay mặt trước của tim. Các bác sĩ phải khéo léo lấy dị vật ra, hạn chế tối đa ảnh hưởng tới cơ tim, sau đó, khâu lỗ thủng thành ngực, đặt ống dẫn lưu màng phổi dự phòng.

 

Đến 7h30 phút cùng ngày, bệnh nhân đã được phẫu thuật thành công, chuyển về khoa Ngoại tiếp tục theo dõi thêm về nguy cơ đụng dập cơ tim. Đến sáng ngày 25/7/2024, kết quả siêu âm tim cho thấy, chưa phát hiện tổn thương cơ tim. Bệnh nhân đang hồi phục rất tốt.

BS.CKI.Ngô Quang Chinh – phẫu thuật viên chính cho biết: Nhờ có việc sơ cứu vết thương rất tốt của tuyến cơ sở, thanh sắt đã không bị xê dịch hay cắm sâu thêm vào lồng ngực bệnh nhân. Nếu thanh sắt cắm sâu thêm khoảng 0,5cm nữa là vào tới tim, bệnh nhân có thể không đến được bệnh viện.

BS.CKII.Đỗ Ngọc Lâm – Trưởng tua trực đánh giá: Năng lực nhận định và xử trí cấp cứu của kíp trực Bệnh viện cũng là một yếu tố góp phần quan trọng vào việc cứu sống người bệnh. Ngay khi nhận bệnh, kíp trực đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa, một mặt theo dõi sát sao, dự phòng các diễn biến bất ngờ, mặt khác chuẩn bị tốt cho cuộc phẫu thuật cấp cứu, hạn chế rủi ro trước phẫu thuật.  Song song với mức độ phát triển các kỹ thuật cao, kỹ thuật chuyên sâu trong khám, chữa bệnh, việc nâng cao năng lực nhận định và xử trí cấp cứu cũng sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao vị thế và uy tín của đơn vị y tế.

Qua trường hợp này, bác sỹ khuyến cáo, khi bị vết thương có dị vật cắm vào bộ phận cơ thể, chúng ta không được rút ra mà băng ép cầm máu, động viên bệnh nhân thật bình tĩnh hạn chế vận động. Hãy đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất và nhanh nhất có thể để hạn chế mọi rủi ro, diễn biến bất thường xảy ra, đảm bảo tính mạng người bệnh.

 

Tin tức liên quan

  • Video clip
  • Sở y tế Quảng Ninh
  • fgfghf
  • vcv
Hãy nhập mã xác nhận:

  • Liên kết web
    • Sở y tế Quảng Ninh
    • bệnh viện tỉnh
    • bãi cháy
    • sản nhi
    • lao phổi
    • y cổ truyền
    • chức năng
    • cdc
    • lão khoa
    • dfd