Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả cứu sống bệnh nhân viêm màng não nguy hiểm sau hơn 1 tháng điều trị tích cực.

(Cập nhật: 10:57 09/12/2024)

Chiều ngày 04/11/2024, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả tiếp nhận bệnh nhân T.A.T 40 tuổi (Địa chỉ: P. Cẩm Trung, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh). Người nhà cho biết, ở nhà bệnh nhân đột ngột co cứng tay chân, sùi bọt mép khoảng 5 phút rồi tỉnh lại và không nhớ gì hết…; trước đó khoảng 02 ngày, bệnh nhân có đau đầu và sốt nhẹ, gia đình lo lắng nên đưa đến Bệnh viện khám. Bệnh nhân có tiền sử suy thượng thận, vảy nến, đái tháo đường typ 2 đang điều trị thường xuyên.

         Bệnh nhân được tiếp nhận vào khoa Nội điều trị với chẩn đoán: Cơn động kinh/viêm xoang/suy thượng thận/ tăng huyết áp/đái tháo đường typ 2/hạ kali máu/vảy nến; trong thời gian này bệnh nhân Tvẫn tỉnh táo và không có cơn co giật. Đến ngày 07/11/2024 (sau 07 ngày vào viện) bệnh nhân đột ngột xuất hiện 1 co giật trở lại,  co giật toàn thân, kết quả chụp CT sọ não chưa phát hiện dấu hiệu bất thường. Bệnh nhân được chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc- Thận nhân tạo  để theo dõi và điều trị tiếp. Tại đây, bệnh nhân được chọc dịch não tủy và nuôi cấy, kết quả nuôi cấy không thấy mọc vi khuẩn.. Các bác sĩ tiến hành hội chẩn liên chuyên khoa trong Bệnh viện và chẩn đoán bệnh nhân bị viêm màng não; tiếp đó Bệnh viện thực hiện hội chẩn với Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, các chuyên gia Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương thống nhất với chẩn đoán của Bệnh viện ĐKKV Cẩm Phả (bệnh nhân bị viêm màng não), tiếp tục thực hiện theo kế hoạch điều trị của Bệnh viện ĐKKV Cẩm Phả đã đề ra.

          Tuy nhiên, những ngày sau bệnh nhân vẫn sốt liên tục, tình trạng lâm sàng chậm cải thiện, Các bác sỹ tiến hành đổi kháng sinh để điều trị tiếp. Đến ngày 25/11/2024, kết quả xét nghiệm PCR đa mồi dịch não tủy dương tính với virus EBV, kết quả chụp MRI cho thấy hình ảnh viêm não, áp xe màng não.Bệnh viện thực hiện hội chẩnliên khoa, xem xét tất cả quá trình điều trị và các yếu tố diễn biến mới, khẳng định bệnh nhân cần can thiệp phẫu thuật ngay.

Kíp phẫu thuật gồm BS.CKII Phạm Công Đoàn- Trưởng khoa Ngoại, BSNguyễn Minh Đức (khoa Ngoại), BS.CKII Đỗ Ngọc Lâm - Trưởng khoa Phẫu thuật - Gây mê, hồi sức đã tiến hành phẫu thuật bơm rửa, làm sạch mủ trong não đến khi dịch rửa trong, dẫn lưu áp xe dịch mủ. Sau phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh, tình trạng lâm sàng dần tốt lên.Đến nay, sau hơn 1 tháng điều trị tích cực, tình hình sức khỏe của bệnh nhân tiến triển tốt, hồi phục nhanh, dự kiến sẽ được xuất viện trong tuần tới.

BS.CKII Phạm Công Đoàn- Trưởng khoa Ngoại, BSNguyễn Minh Đức (phẫu thuật viên khoa Ngoại) phẫu thuật cho bệnh nhân T.A.T
 
Hình ảnh phẫu thuật

BS.CKI Nguyễn Văn Phái, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc - Thận nhân tạo, người trực tiếp theo sát và điều trị cho bệnh nhân từ những ngày đầu nhập viện cho biết: Viêm màng não do virus EBV rất hiếm gặp. Trường hợp này bệnh nhân mắc nhiều bệnh nền nên diễn biến bất thường, gây khó khăn cho việc điều trị. Các bác sỹ đã luôn theo sát của người bệnh để có phác đồ phù hợp.

No name
BS.CKI Nguyễn Văn Phái kiểm tra tình trạng hồi phục của bệnh nhân T.A.T sau phẫu thuật
BS.CKI Nguyễn Văn Phái kiểm tra tình trạng hồi phục của bệnh nhân T.A.T sau phẫu thuật

BS.CKII Đỗ Huy Đính, Phó Giám đốc - Chủ tịch Hội đồng khoa học Bệnh viện khẳng định: Đây là một ca bệnh nhân nặng, nguy cơ cao, diễn biến bệnh có nhiều bất thường, là ca bệnh viêm màng não nặng nhất từ trước đến nay tại Bệnh viện. Tuy nhiên, với trình độ và kinh nghiệm dày dặn, vừa kết hợp điều trị tích cực vừa sát sao trong việc theo dõi diến biến bệnh; đồng thời, thường xuyên trao đổi, hội chẩn chuyên môn với các bệnh viện tuyến trên, các bác sĩ của Bệnh viện đã chẩn đoán đúng, kịp thời can thiệp phẫu thuật, cứu sống người bệnh.Chỉ cách đây ít năm, với ca bệnh nhiều nguy cơ như thế này, chúng tôi chắc chắn sẽ chuyển tuyến trên. Nhưng hiện nay, với trình độ chuyên môn cao, thiết bị y tế hiện đại, CBYT Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả đã cứu sống được rất nhiều người bệnh, mang lại hạnh phúc cho gia đình và người thân, giảm gánh nặng cho tuyến trên.

--------------------------

 Viêm màng não là tình trạng các màng bảo vệ bao quanh não và tủy sống (màng não) bị nhiễm trùng. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai, nhưng phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Dấu hiệu viêm màng não

Có nhiều nguyên nhân gây viêm màng não, mỗi loại sẽ có triệu chứng khác nhau.

1. Các triệu chứng viêm màng não do virus

Viêm màng não do virus ở trẻ sơ sinh có thể khiến trẻ:

  • Biếng ăn
  • Quấy khóc
  • Nôn ói
  • Tiêu chảy
  • Phát ban
  • Các vấn đề về hô hấp

Ở người lớn, viêm màng não do virus biểu hiện bằng tình trạng:

  • Đau đầu
  • Sốt
  • Cổ cứng
  • Co giật
  • Nhạy cảm với ánh sáng chói
  • Buồn ngủ
  • Hôn mê
  • Buồn nôn và nôn 
  • Giảm cảm giác thèm ăn
  • Tâm trạng thất thường

2. Các triệu chứng viêm màng não do vi khuẩn

Các triệu chứng viêm màng não do vi khuẩn thường phát triển đột ngột, bao gồm:

  • Tâm trạng thất thường
  • Buồn nôn và nôn 
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Cáu gắt
  • Đau đầu
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Cổ cứng
  • Một số vùng da chuyển màu tím giống vết bầm tím
  • Buồn ngủ
  • Hôn mê

Viêm màng não do vi khuẩn và virus có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Do đó khi thấy xuất hiện các triệu chứng trên, bạn cần đến bệnh viện ngay để được thăm khám và làm xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh, từ đó có hướng điều trị đúng đắn.

3. Các triệu chứng viêm màng não do nấm

Triệu chứng mà viêm màng não do nấm gây ra cũng tương tự như biểu hiện thường gặp ở các bệnh lý nhiễm trùng khác:

  • Buồn nôn và nôn 
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Cứng cổ
  • Sốt
  • Đau đầu
  • Luôn trong trạng thái mệt mỏi
  • Nhầm lẫn hoặc mất phương hướng

4. Các triệu chứng viêm màng não mãn tính

Người bệnh được chẩn đoán viêm màng não mãn tính khi các triệu chứng bệnh kéo dài hơn 4 tuần. Biểu hiện của bệnh tương tự như các dạng cấp tính khác, nhưng thường phát triển chậm hơn.

Cách phòng ngừa viêm màng não

Để phòng ngừa bệnh viêm màng não, nên giữ ấm, chăm sóc tốt trẻ những lúc thời tiết thay đổi và lúc có dịch cảm cúm; điều trị kịp thời khi trẻ bị viêm mũi họng hoặc viêm tai.

Nếu chẳng may tiếp xúc gần với người bị nhiễm vi trùng não mô cầu, bác sĩ sẽ cho người tiếp xúc thuốc kháng sinh phòng ngừa để giảm khả năng mắc bệnh.

Ngoài ra, tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu giúp hạn chế khả năng mắc một số loại viêm màng não do vi trùng. Các loại vaccine có thể ngăn ngừa bệnh bao gồm:

  • Vaccine Haemophilus influenzae tuýp B (Hib)
  • Vaccine phế cầu khuẩn
  • Vaccine não mô khuẩn

Tin tức liên quan

  • Video clip
  • Sở y tế Quảng Ninh
  • fgfghf
  • vcv
Hãy nhập mã xác nhận:

  • Liên kết web
    • Sở y tế Quảng Ninh
    • bệnh viện tỉnh
    • bãi cháy
    • sản nhi
    • lao phổi
    • y cổ truyền
    • chức năng
    • cdc
    • lão khoa
    • dfd